Soạn bài Vợ chồng A Phủ Ngữ Văn Lớp 12
12/23/2023 10:48:36 PM
phanthihon ...

Giaidethi247 sẽ gợi ý tham khảo giúp các bạn có thể viết bài nghị luận văn học Vợ chồng A Phủ Ngữ Văn Lớp 12. Chi tiết các bạn vui lòng đọc kĩ bài viết dưới đây nhé.

Soạn bài Vợ chồng A Phủ Ngữ Văn Lớp 12 cô Trần Thùy Dương

1.Mở bài

Người “phu chữ” của cuộc đời hẳn đã phải như chàng trai Samet trong tác phẩm của Pautovski, đi khắp nơi gom bụi quý để tạo thành bông hồng vàng giá trị. Samet thì gom bụi quý, còn nhà văn, gom chữ ở đời để viết nên trang. Có thể nói, trang viết của nhà văn chỉ thực sự có giá trị khi giải phẫu được hiện thực bằng ngòi bút nhân đạo, góp nhặt được ở đời những giá trị “Chân - Thiện - Mỹ” để đem đến cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức. “Vợ chồng A phủ” của nhà văn Tô Hoài là một trang viết như thế trang viết được hun đúc từ một thứ châu ngọc của tâm hồn, từ tấm lòng của một nhà nhân đạo lớn, luôn đau đáu về cuộc đời và số phận con người. Không thể phủ nhận rằng, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo là hai yếu tố then chốt đã làm nên thành công của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Với giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, Tô Hoài thực sự đã biến thiên truyện của mình vừa trở thành một thước phim quay chậm về một thời đại đã qua, vừa trở thành tiếng lòng của một trái tim yêu tha thiết con người, yêu tha thiết cuộc đời.

2.Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Tô Hoài là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Từng bộc bạch chân thành qua “Tự truyện về việc ông đến với nghề văn”: “Tôi vào nghề văn có trong ngoài ba năm trước Cách mạng tháng Tám, 1945 mà tôi viết như chạy thi được năm truyện dài, truyện vừa, ba tập truyện ngắn, còn truyện thiếu nhi như Dế mèn thì mấy chục truyện, cái in, cái chưa in, vương vãi lung tung tôi không nhớ hết. Cũng chẳng có gì lạ. Viết để kiếm miếng sống lúc ấy tất phải cuốc khỏe như vậy đấy”. Qua sự nghiệp cầm bút của ông, người đọc có thể dễ dàng nhận thấy được bút lực sung mãn dồi dào của ông, và điều đáng ngưỡng mộ rằng, nhiều trong số các sáng tác ấy đã rất thành công. Tô Hoài luôn hướng ngòi bút của mình đến số phận của người lao động nghèo khổ. Điều đáng chú ý và làm nên đặc trưng riêng của nhà văn này là ông rất am hiểu về phong tục tập quán nhiều vùng miền. Đối với ông, Tây Bắc như là quê hương thứ hai của mình bởi lẽ: “Đất nước và người miền Tây đã để thương, để nhớ cho tôi nhiều quá”, hình ảnh Tây Bắc “lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng đọc giả.

“Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm đặc sắc được in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Đó là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài mà tác giả đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với đồng bào dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. “Vợ chồng A Phủ là niềm tự hào của văn học và điện ảnh Việt Nam. “Cú đúp” thành công trên trang sách và trên màn ảnh của Vợ chồng A Phủ là nhờ có tài năng của nhà văn nhà biên kịch Tô Hoài” (Bích Ngọc). Truyện tập trung thể hiện nỗi thống khổ của người Mèo ở Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất và lũ Tây đồn; sự thức tỉnh và vùng dậy của họ để giành lấy tự do, hạnh phúc và tham gia kháng chiến giải phóng quê hương. Đoạn trích mà chúng ta được học thuộc phần đầu của truyện ngắn, nói về cuộc sống của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.

3.Đánh giá nghệ thuật

Có thể nói, “Vợ chồng A Phủ” là sáng tác đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên con đường sáng tạo nghệ thuật, và bộc lộ sự nhận thức đúng đắn của Tô Hoài về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cách mạng. Nguyễn Quốc Luân nhận xét: “Ở Vợ chồng A Phủ nhà văn đã có sự dựng công và thành công trong miêu tả, trong dựng cảnh… Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn hay viết về sự đổi đời kỳ diệu”. Qua tác phẩm, Tô Hoài đã phơi bày rất chân thực câu chuyện về những người dân lao động ở vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Sau tất cả, “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tình nhân đạo” (Nguyên Ngọc). Sau khi vạch trần và phơi bày tội ác của các thế lực tàn bạo, điều ông luôn quan tâm hướng đến chính là con người và hạnh phúc của họ. Mị và A Phủ ở cuối tác phẩm đã được giải thoát, họ đã vùng lên để được sống cuộc đời do chính họ tự chủ. Cách quan sát thông minh hóm hỉnh và rất tinh tế là khả năng nổi trội của Tô Hoài trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Đặc biệt, khi miêu tả ngoại hình và diễn biến tâm lí các nhân vật của mình, Tô Hoài đã chọn lựa những chi tiết độc đáo có sức gợi cảm nhằm tác động mãnh liệt đến tình cảm nhận thức của người đọc về thân phận của nhân vật. Nhà văn còn sử dụng yếu tố ngoại cảnh để góp phần làm nổi bật hơn nội tâm của nhân vật trong từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Chính vì thế, các nhân vật trong tác phẩm của Tô Hoài thường mang nét riêng và gợi cho người đọc biết bao điều suy ngẫm. Bên cạnh đó, ngôn ngữ vừa mang phong vị và màu sắc dân tộc đậm đà, vừa giàu tính tạo hình và đầy chất thơ. Tất cả đã góp phần tạo nên một cốt truyện lôi cuốn.

4.Kết bài

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...