Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Ngữ Văn Lớp 12
12/23/2023 10:36:21 PM
phanthihon ...

Giaidethi247 sẽ gợi ý giúp các bạn tham khảo viết bài nghị luận văn học Ai đã đặt tên cho dòng sông Ngữ Văn Lớp 12. Chi tiết các bạn xem bài viết dưới đây nhé.

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Ngữ Văn Lớp 12 cô Trần Thùy Dương

 

1.Mở bài

Chỗ này cô viết cụ thể trong lòng thành phố, vào đề các bạn linh hoạt thay đổi nha

Khrap Chenko đã từng nói: “Một hình tượng nghệ thuật tầm cỡ bao giờ cũng là một sự khám phá lớn. Sự khám phá này làm phong phú thêm nền văn hóa tinh thần của loài người”, quả thực vậy. Và con sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là một hình tượng như thế. Có thể nói, hình tượng sông Hương dịu dàng và tình tứ chính là một sứ khám phá mới mẻ, độc đáo đã đưa ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường chạm được đến hàng triệu tư tưởng thẩm mĩ muốn thưởng thức và say mê với cái đẹp của thiên nhiên, của con người nơi quê hương xứ sở. Và vì thế mà “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” mới sáng lấp lánh và sáng vĩnh cửu như một ngôi sao khuê trên bầu trời đêm mênh mông, rộng lớn. Với bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khám phá vẻ đẹp của sông Hương ở nhiều khía cạnh độc đáo, mới lạ, trong đó có thể nói vẻ đẹp của sông Hương ở trong lòng thành phố Huế là vẻ đẹp nên thơ nhất, kì diệu nhất thể hiện được trọn vẹn tình cảm đặc biệt mà sông Hương dành cho xứ Huế cũng như tài năng ngôn ngữ và phong cách kí tài hoa của nhà văn.

2.Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Hoàng Phủ Ngọc Tường được xem là một “cây ký” độc đáo của văn học Việt Nam hiện đại. Vốn được sinh ra và lớn lên ở Huế - một trong những trung tâm văn hoá lâu đời của đất nước, do đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường rất am hiểu về thiên nhiên, lịch sử, văn hoá và con người nơi đây. Bởi vậy, những trang viết của ông luôn gắn với vùng đất Huế ruột thịt và chứa đựng những giá trị thiêng liêng. Đến nỗi Nguyễn Trọng Tạo cũng nhấn mạnh: “Anh là một nhà văn hoá hành văn vô cùng độc đáo, một cuốn từ điển sống về Huế, và đôi khi như một triết gia uyên thâm lãng tử”. Trong những cây bút viết kí tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, Hoàng Phủ Ngọc Tường nổi lên như một hiện tượng đáng chú ý với một phong cách viết vừa trữ tình, lãng mạn, vừa thâm trầm, triết lý đồng thời cũng rất độc đáo, tài hoa. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng nhận xét: “Hoàng Phủ Ngọc Tường là người thường hay suy nghĩ về lịch sử. Và những mô tả của anh, cố gắng thật tỉnh táo, bao giờ cũng được “chống đỡ” bởi những suy nghiệm sâu xa và ẩn ngầm về lịch sử; chính vì vậy mà những mô tả ấy thật khách quan nhưng không hề hời hợt”. Điểm thu hút đặc biệt là các sáng tác ký của ông vừa giàu tính trí tuệ lại đẫm chất thơ, mà “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một trong số những tác phẩm như thế.

Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được tác giả viết tại Huế vào tháng 1/1981, in trong tập ký cùng tên. Đoạn trích nằm ở phần đầu của thiên tùy bút này. Tác giả Lê Trà My khi nghiên cứu kí Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhận thấy ở ông có một bản lĩnh, một cách sống khá độc đáo:Khi nhìn các vấn đề, nhà văn thường đặt chúng trong chiều sâu văn hoá dân tộc, khám phá ở đó những giá trị văn hoá, bằng những năng lực nội cảm của chính bản thân mình. Từ cách phân tích, lý giải, khơi mở vấn đề, đến việc đánh giá kết luận, nhà văn thường có một thước đo giá trị: đó là tính văn hoá”. Có thể thấy, đặc điểm của thể văn tùy bút là hết sức lãng mạn, bay bổng, ngẫu hứng, không tuân theo một quy phạm chặt chẽ nào. Nhân vật chính của tùy bút là cái tôi của tác giả. Vì thế, muốn hiểu bài văn, người đọc cần phải thấy được cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cuộc đi tìm cội nguồn, một sự phát hiện bề dày văn hoá và lịch sử của các điều kiện đời sống...

Văn anh giàu những tư liệu lấy từ sử sách tri thức khoa học và huyền thoại kí ức cá nhân lóe lên những ánh sáng bất ngờ… Cái mới của Hoàng Phủ Ngọc Tường là khám phá bình diện văn hoá với tư liệu lịch sử phong phú và một tâm hồn Huế nồng nàn”. Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tác phẩm hội tụ đủ những gì tinh hoa nhất của Huế mà khi viết tác giả đã nghĩ về.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...