Soạn bài Người lái đò sông Đà Ngữ Văn Lớp 12
12/23/2023 9:29:22 PM
phanthihon ...

“Mở - giới thiệu tác giả, tác phẩm – đánh giá nghệ thuật – kết bài” là những phầnbắt buộc có trong các bài viết Nghị luận văn học. Giaidethi247 sẽ gợi ý giúp các bạn soạn bài Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân trong SGK Ngữ Văn Lớp 12 một cách ngắn gọn, đầy đủ nhất.

Soạn bài Người lái đò sông Đà Ngữ Văn Lớp 12 cô Trần Thùy Dương

1.Mở bài

Chỗ này cô viết cụ thể cho sông đà hung bạo, còn vào đề cụ thể các bạn linh động thay đổi nha!

Thiên nhiên từ lâu đã trở thành để tài muôn thuở của thơ ca và là một trong những nguồn cảm hứng bất tận nhất cho những người nghệ sĩ viết nên bao tác phẩm để đời. Và một phần của thiên nhiên tươi đẹp ấy không thể thiếu sự góp mặt của những dòng sông, những dòng cảm xúc cuộn trào trong tâm hồn người. Ta đã từng được chiêm ngưỡng một dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn man mác, thấm đẫm nỗi nhớ nhà nhớ quê trong “Tràng Giang” của Huy Cận; hay một khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong “bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Và giờ đây, đến với ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân trong thể kí, ta lại được cảm nhận một nét mới mẻ trong sự hùng vĩ, hung bạo của con sông Đà giữa núi rừng Tây Bắc mênh mông, lớn rộng qua tác phẩm tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Có thể nói, sông Đà hùng vĩ nhất, hung bạo nhất, khiến cho con người phải khiếp sợ, dè chừng nhất chính là ở đoạn trích viết về thạch trận thác đá và trùng vi thạch trận thứ nhất. Qua đó ta thấy được những nét đặc sắc trong cách miêu tả và khám phá thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Tuân.

2.Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Nguyễn Tuân chính là một trong những nhà văn sống cả một đời dâng hiến cho cái đẹp bằng tất cả cái tài và tâm của người nghệ sĩ lớn. Nói đến Nguyễn Tuân, người yêu thích và hay tìm hiểu về văn chương sẽ nhớ đến ông qua phong cách viết được gói gọn trong một chữ “ngông”. Nhà văn họ Nguyễn này cũng có những ngông cuồng, cá tính, hoài bão của riêng mình. Như Tô Hoài trong cuốn “Cát bụi chân ai” đã từng khẳng định: “Có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ. Có người chỉ lướt một đoạn đã không chịu được cái giọng khụng khiệng, khệnh khạng. Triết lý và câu văn của Nguyễn Tuân không giống vị hoài sơn trong thang thuốc bắc, ghẻ bổ một tí lại vô thưởng vô phạt. Cái chơi của Nguyễn Tuân cũng thế. Với người này, không thể thiếu Nguyễn Tuân. Người kia thì không chịu đựng được”. Ông luôn muốn vượt lên trên những điều tầm thường nhỏ bé của thực tại thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp, để vươn tới thế giới rộng lớn bao la hơn. Là một người gắn liền với “chủ nghĩa xê dịch”, ham mê khám phá, chu du khắp nơi; lại vô cùng yêu thích cái đẹp, nên sinh thời, Nguyễn Tuân đã luôn trăn trở về hành trình đi tìm cái đẹp trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Với ngòi bút tài hoa, uyên bác của mình, Nguyễn Tuân đã cho ra đời những tác phẩm làm nên tên tuổi của mình cho đến tận sau này. Và “Người lái đò Sông Đà” là một trong số những tác phẩm như thế.

Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tùy bút “Sông Đà” (1960), gồm 15 thiên tuỳ bút và 1 bài thơ ở dạng phác thảo. Tuỳ bút này là kết quả của chuyến đi thực tế lên miền Tây Bắc của nhà văn giai đoạn những năm 1958 – 1960. Trở lại vùng đất đã gắn bó với ông những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, Nguyễn Tuân như được sống lại với những kỉ niệm và cảm giác thân thuộc. Nhà văn đã từng nói ông đến Tây Bắc là để “đi tìm cái thứ vàng mười của màu sắc sông núi Tây Bắc, và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa tươi vui và bền vững”. Chính vì thế mà tác phẩm “Người lái đò sông Đà” khi ra đời đã có sức lay động và ảnh hưởng lớn đến với đọc giả. Bởi Nguyễn Tuân đã khắc hoạ nên hình ảnh con người lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống của mình trên nền thiên nhiên sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình

3.Đánh giá nghệ thuật

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...