Soạn bài Sóng Ngữ Văn Lớp 12
12/23/2023 8:24:09 PM
phanthihon ...

Những nội dung bắt buộc phải có trong 1 bài viết Nghị luận văn học bao gồm “mở - giới thiệu tác giả, tác phẩm – đánh giá nghệ thuật – kết bài”. Giaidethi247 sẽ gợi ý giúp các bạn soạn bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu Ngữ văn 12 một cách ngắn gọn, hay nhất.

Soạn bài Sóng Ngữ Văn Lớp 12 cô Trần Thùy Dương

1.Mở bài

Lão Tử từng nói: “Tình yêu là tất cả những cảm xúc mãnh liệt nhất, bởi nó tấn công cùng lúc vào khối óc, vào trái tim và tất cả các giác quan của con người”. Tình yêu luôn là một chủ đề khiến cho người đời tốn biết bao nhiêu giấy mực. Khi yêu con người ta có thể trải qua những cảm xúc vô cùng đặc biệt như làm thức tỉnh tất cả các giác quan của mình vậy. Sự rung động tha thiết ấy từ con tim đã tạo nên những cảm thức đẹp trong các áng thơ lãng mạn. Xuân Quỳnh cũng có cho mình một áng thơ như thế - “Sóng”. Đến với “Sóng”, người thưởng thức sẽ cảm nhận được khao khát mãnh liệt của người phụ nữ trong tình yêu.

2.Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Ở thi sĩ Xuân Quỳnh ta bắt gặp tiếng thơ chân thành, mãnh liệt với những khao khát hạnh phúc đời thường. Thơ Xuân Quỳnh thể hiện tiếng lòng của một người phụ nữ vừa hồn nhiên, yêu đời, vừa tươi tắn, chân thành, đằm thắm luôn da diết khát vọng tình yêu bình dị sâu sắc. “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh” (Võ Văn Trực). Chị là người phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm, đặc biệt trong tình yêu. “Sóng” là bông “Hoa dọc chiến hào” xinh xắn, đáng yêu bậc nhất mà Xuân Quỳnh “hái” được nhân chuyến đi tới vùng biển Diêm Điền Thái Bình năm 1967, năm 1968 bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Thông qua hình tượng sóng và em sóng đôi, khao khát của người phụ nữ trong tình yêu được bộc lộ càng mãnh liệt như “Thiêu cháy cả rừng cây, khô cạn dòng suối, làm nhũn đi từng ý nghĩ và mê hoặc cả gỗ đá vô tri” (Tạ Ty).

Tính trữ tình của “Sóng” được tạo nên từ hình tượng sóng và em. Cả bài thơ tràn ngập hình ảnh những con sóng tinh nghịch làm xao động tâm hồn của người con gái đang yêu trước biển cả. Sóng là hình ảnh ẩn dụ, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nữ sĩ lúc thì hòa nhập, lúc lại phân thân của cái tôi “em”. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ hồn nhiên, tươi mới, sôi nổi, và giàu khát vọng tình yêu. Với hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay, rất mới về nỗi niềm khát khao nồng nhiệt của người con gái khi yêu, đánh thức dậy những cảm xúc tình yêu trong lòng đọc giả.

3.Đánh giá nghệ thuật

Có thể nói, trước Xuân Quỳnh, có lẽ chưa người phụ nữ nào nói về tình yêu bằng những lời thiết tha, nồng nàn cháy bóng như thế. Những khát vọng yêu đương của người con gái trong thơ được bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị. Tình yêu của người con gái ở đây trong sáng, mãnh liệt, thiết tha, giản dị, thủy chung, một tình yêu hết mình và quên mình. Khi yêu, yêu hết mình, nhưng khi nhận ra tình yêu ấy không còn phù hợp với mình thì người phụ nữ liền mạnh mẽ, dứt khoát buông bỏ để đi tìm tình yêu bao dung, thấu hiểu mình hơn ở dòng đời rộng lớn. Đó là điều rất mới mẻ và hiện đại cả trong đời lẫn trong thơ thời ấy. Với thể thơ năm chữ linh hoạt, bài thơ có khả năng gợi âm điệu dạt dào, vừa là cái nhịp nhàng của sóng biển, vừa là cái khắc khoải của sóng lòng với nhiều cung bậc cảm xúc.

Xuân Quỳnh đã rất tài hoa trong việc ngắt nhịp, phối âm bằng trắc như những nhịp sóng khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội và nó cũng gợi đến những sự khắc khoải của sóng lòng. Phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh sáng tạo hòa trộn thanh âm, nhịp điệu của sóng với những trăn trở, khát khao, nhớ thương, hờn giận đan xen nối tiếp trong cõi lòng của người con gái khi yêu cũng tạo nên một yếu tố nhạc tính của thơ, càng làm nỗi bật lên nỗi niềm khát khao mãnh liệt trong tình yêu của người phụ nữ.

4.Kết bài

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...