Tài liệu Đất nước Ngữ Văn 12
12/23/2023 9:59:26 PM
phanthihon ...

Giaidethi247 xin gửi các bạn tài liệu Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong sách Ngữ văn 12 do cô Trần Thùy Dương biên soạn để các bạn tham khảo, ôn tập lại nội dung nhé!

LINK DOWLOAD TÀI LIỆU MIỄN PHÍ CUỐI BÀI VIẾT

=>>> BẤM NÚT MÀU HỒNG ĐỂ XEM TIẾP

1.Kết cấu tài liệu

Phần 1. Thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và chủ đề Đất Nước.

Phần 2. Hệ thống luận điểm và luận cứ cho nội dung (cần thuộc và nhớ nội dung này sau mỗi bài giảng).

Phần 3: Phân tích chi tiết nội dung và viết tham khảo.

Phần 4. Tổng kết. 

- Đánh giá nghệ thuật.

- Khẳng định nội dung, tác phẩm.

2.Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ lớn một nhà chính trị của Việt Nam tiêu biểu cho các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ ông lấy cảm hứng từ quê hương con người và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ yêu nước. Những vần thơ chất chứa bầu máu nóng trong trái tim thi sĩ, để rồi chúng kết đọng hòa quyện nên một hồn thơ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén mang tâm tư của người tri thức. Thơ Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng chất liệu văn hóa dân gian: “Câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay thơ tự do bao giờ cũng phảng phất phong vị của ca dao, tục ngữ.

Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đẫm trong từng câu chữ” để “Những chữ ấy làm cho rung động. Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”.

“Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân” – Có lẽ, đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến “Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân” mà nhà thơ gửi gắm vào đứa con tinh thần của mình. Nếu những nhà thơ khác từ thời đại trước đến những năm tháng kháng chiến hào hùng chống Pháp và chống Mĩ đều nhìn đất nước từ khía cạnh khách quan hay định nghĩa đất nước thuộc quyền sở hữu của một triều đại vua chúa thì Nguyễn Khoa Điềm lại nhìn đất nước từ cái nhìn rất gần gũi, quen thuộc và gắn liền với những gì thuộc về nhân dân. Bởi lẽ nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân, cùng nhân dân đứng lên bảo vệ Tổ quốc, cùng nhân dân cầm súng, cùng nhân dân đấu tranh nên ông thấu hiểu những hi sinh mất mát nhà nhân dân hứng chịu, những khó khăn gian khổ, những mong muốn của nhân dân. Chính vì vậy, đoạn trích “Đất Nước” nói riêng và trường ca “Một đường khát vọng” nói chung đã tập trung thể hiện những gì thuộc về nhân dân. Và nó như một khúc tráng ca để nhân dân hòa vang thể hiện niềm tự hào về những gì Nhân dân đã cống hiến, hóa  thân cho Đất Nước.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...